SlideShowchính
SlideShowchính
SlideShowchính
SlideShowchính
SlideShowchính
SlideShowchính
SlideShowchính
SlideShowchính
SlideShowchính

Chim Yến Làm Tổ Như Thế Nào

Như chúng ta đã biết, nước bọt của chim yến đã tạo nên tổ yến có chứa nhiều dưỡng chất tốt, được nhiều người lựa chọn làm thực phẩm bổ dưỡng cho gia đình. Nhưng có lẽ quá trình xây dựng và hình thành tổ yến như thế nào và mất bao nhiêu thời gian ít ai quan tâm. Vậy thắc mắc này sẽ được Yến sào Phan Thiết Viên Thành bật mí dưới đây:

Thời gian hoạt động của chim yến trong ngày

Tùy thuộc vào mỗi vùng miền khác nhau thì thời gian hoạt động trong ngày của chim yến cũng có sự khác nhau. Thời gian chim rời tổ đi kiếm ăn tùy thuộc vào mùa, khi mặt trời mọc cũng là lúc chim yến bắt đầu đi kiếm ăn. Thời gian rời khỏi tổ từ: 5h00 – 5h30, vào mùa đông thì trễ hơn; thời gian vào nhà yến là khoảng từ 18h00 – 18h30, vào mùa đông thì sớm hơn. Thỉnh thoảng chim yến về lúc giữa trưa và cũng làm tổ vào lúc 11h00 – 13h00, rồi đi kiếm ăn tiếp.

Tuy nhiên, đây chỉ là thời gian tính trung bình, trên thực tế các thời điểm này sẽ có sự dao động qua các tháng khác nhau và nhân tố chi phối sự dao động này chính là sự thay đổi chu kỳ chiếu sáng cũng như các hoạt động của chim cũng có sự thay đổi vào mùa sinh sản. Chim không nuôi chim con thì rời tổ đi kiếm ăn cho tới khi quay về tổ để nghỉ ngơi.

Thời Gian Chim Yến Làm Tổ

Có nhiều loại chim yến khác nhau, cách làm tổ cũng khác nhau: một số làm tổ bằng lông, một số khác làm tổ bẳng cỏ hay rơm rạ, chỉ có loại yến là Aerodramus fuciphagus hay còn được gọi là Yến Hàng làm tổ bằng nước bọt, và chỉ có loại tổ này là có thể sử dụng làm thực phẩm. Chim yến bắt đầu làm tổ vào mùa sinh sản (từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 5), tổ được làm trong khoảng 33 – 35 ngày. Tổ được xây hình dạng như cái bát được dính vào thành hang đá (hay tường, xà nhà). Tổ yến bao gồm nhiều phiến mỏng được dệt từ nhiều sợi tơ bằng nước bọt chim yến bện vào nhau.Tổ làm hoàn toàn bằng nước bọt màu trắng hình bán nguyệt, kích thước tổ trung bình để chim đẻ trứng là R = 25mm đến 70mm.

Sau khi làm tổ xong, chim yến bắt đầu giao phối và để trứng, chim yến thường đẻ 2 trứng, cách nhau 1 – 4 ngày.

Chim bắt đầu ấp khi đẻ trứng đầu tiên, cả chim trống và chim mái thay phiên nhau ấp trứng và tiếp tục đẻ thêm trứng thứ 2.

Khi ấp thì chỉ một con ấp trứng, con còn lại bay đi kiếm ăn, khi bay về thì ấp thay cho con đang ấp đi kiếm ăn, một đêm đổi ca ấp khoảng 4 – 5 lần. Thời gian trứng gần nở, chim yến mái tăng cường thời gian ấp trứng, chim yến đực mớm mồi cho chim yến mái ăn. Khi ấp chim thường dùng mỏ để đảo trứng cho đều.

Trứng nở sau 22 – 26 ngày, chim con rời tổ khi khoảng khoảng 40 – 45 ngày tuổi. Trong suốt quãng thời gian này, cả chim bố và chim mẹ thay nhau ấp trứng và kiếm mồi nuôi con.

Giữa hai chim yến con sự phát triển không đồng đều

Thời gian nuôi con kéo dài khoảng 40 – 45 ngày (trung bình là 42 ngày). Có một số chim non rời tổ sớm 35 ngày thường xảy ra đối với tổ một con do chim bố mẹ cung cấp đầy đủ thức ăn nên chim non sinh trưởng nhanh hơn tổ hai con với lượng thức ăn ít và chim non thường xuyên tranh giành mồi.

Sau khi khai thác lấy tổ lần 1 thì chim tiếp tục làm tổ đến khoảng tháng 5 – 6. Tổng chu kỳ sinh sản của chim yến đảo từ khi bắt đầu làm tổ đến khi sinh sản, nuôi chim con trưởng thành là 102 ngày, kết thúc quá trình sinh sản của chim yến trong cuối tháng 8.

Số lần làm tổ và đẻ trứng của chim yến phụ thuộc vào phương pháp thu hoạch tổ, nếu sau khi chim làm xong tổ và chuẩn bị đẻ lần đầu, ta khai thác tổ không cho chim đẻ, ấp nở và nuôi chim con thì chim yến sẽ lập tức làm tổ lại.

Chim yến có thể làm tổ nhiều lần. Tuy nhiên, không nên khai thác tổ quá mức sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tổ yến và đời sống sinh học quần thể đàn chim yến.

Mùa dẫn dụ chim yến non:

Vào mùa xuân từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 là mùa chim yến non bắt đầu ra ràng, bắt cặp và làm tổ, đây được xem là mùa lượng chim non nhiều nhất và dẫn dụ chim non tốt nhất trong năm, là mùa chim yến non. Mùa này là mùa mưa, lượng thức ăn chim yến khá nhiều, chúng không cần đi xa để kiếm ăn.

Mùa chim non thứ hai là trong khoảng tháng 9, mùa này là mùa hè, lượng thức ăn cho chim yến ít hơn, chúng phải đi xa kiếm ăn, thời tiết khắc nghiệt làm chim non có thể chết, đây là mùa mà tỉ lệ dẫn dụ chim én cực thấp

Thời điểm thu hoạch tổ yến

– Trước khi chim Yến đẻ trứng:

  • Thu hoạch ở thời điểm này tổ yến sẽ được sạch sẽ nhất, không bị nhiều bụi bẩn, phân hay lông yến. Giá trị tổ yến mang lại cũng là cao nhất vì thời gian xử lý ngắn do tổ yến đã sạch sẵn rồi. Khi chim Yến phát hiện ra là bị mất tổ thì sẽ lập tức xây lại tổ mới.
  • Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại một số nhược điểm đó là trọng lượng tổ yến thu được nhẹ hơn vì lượng nước dãi của chim Yến là ít. Và sức khỏe của chim yến sẽ bị ảnh hưởng vì chúng phải mất sức xây lại tổ mới, đặc biệt là những con chim Yến Mái đang chuẩn bị đẻ mà lại không có tổ để đẻ.

– Thu hoạch tổ yến sau khi chim yến non rời tổ:

  • Phương pháp thu hoạch tổ yến đó là lấy tổ yến khi chim non đã rời tổ. Với cách này thì bạn sẽ được lợi là số lượng tổ yến sẽ tăng lên nhiều lần do chim non rời tổ sẽ ở lại trong nhà và tiếp tục xây tổ mới.
  • Tuy nhiên, nhược điểm của cách này là chất lượng tổ yến thu được không sạch mà có nhiều tạp chất, lông yến…cần phải qua nhiều khâu xử lý nên có thể giá trị dinh dưỡng có trong tổ yến sẽ bị giảm đi.
  • Có thể thấy rằng mỗi phương pháp thu hoạch thì đều có những ưu, nhược điểm riêng. Để mang lại hiệu quả cao nhất thì bạn nên thử từng phương pháp một xem cách nào phù hợp và cho hiệu quả cao nhất hoặc bạn có thể kết hợp 3 phương pháp lại với nhau.

Cách bảo quản tổ yến

Bảo quản sai cách cũng gây mất chất trong tổ yến, thậm chí gây đau bụng, bất lợi cho tiêu hóa. Yến thô nên cất giữ nơi khô ráo, tránh nơi quá kín có ẩm mốc hoặc có ánh sáng chiếu vào (năng lượng ánh nắng mặt trời có thể phá vỡ cấu trúc và thành phần dinh dưỡng của tổ yến), có thể bảo quản được 2 năm.

Yến tươi cần để ráo nước, đựng trong hộp có nắp đậy và cất giữ trong ngăn mát tủ lạnh được khoảng một tuần. Để tiện lợi cho việc thưởng thức, mỗi lần chúng ta có thể chế biến lượng yến lớn và chia nhỏ, bỏ tủ lạnh ăn dần trong một tuần.

Nếu muốn để vài tháng hoặc một năm, tổ yến sau khi nhặt sạch lông cần sấy khô bằng quạt trong khoảng 14 tiếng. Khi sợi yến hoàn toàn khô ráo thì cất vào hộp kín hoặc túi hút chân không, đặt nơi tránh ánh sáng mặt trời. Tổ yến không ăn được nếu bề mặt chuyển màu đen, do vi khuẩn ăn mòn hoặc bị oxy hóa nghiêm trọng.

Làm cách nào để chọn được công ty bán quà tặng yến ào uy tín.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị kinh doanh yến sào cũng như các sản phẩm quà tặng từ yến sào. Nhưng trong đó có không ít nơi bán yến sào kém chất lượng.

Nếu mua không đúng sẽ gây ra hậu quả “tiền mất tật mang”. Gây ảnh hưởng lớn đến hình ảnh của bạn trong mắt người nhận quà.

- Để chọn mua được tổ yến tươi nguyên chất, an toàn ngoài việc chọn mua thương hiệu uy tín, bạn cũng cần nắm vững một số phương pháp giúp phân biệt Yến thật – Yến giả như yến sào thật phải khô, giòn dễ bóp vụn, có mùi đặc trưng của chim yến,... Việc chọn mua đúng yến sào chất lượng, giá yến phải chăng cũng là một nghệ thuật.

Yến sào Phan Thiết Viên Thành tự hào khi góp phần bảo tồn, phát triển đàn chim yến với mong muốn mang món ăn thời trân tinh túy này đến cho tất cả mọi người. Kết tinh từ tinh hoa trời đất, chắt lọc từ nguồn nguyên liệu hảo hạng, với tổ yến và tổ yến chưng sẵn  yến sào Phan Thiết Viên Thành, bạn không cần quá nhiều thổ lộ, bởi tự  yến sào Phan Thiết Viên Thành đã thể hiện trọn vẹn tấm lòng bạn muốn gửi gắm đến người được trao.

Yến sào Phan Thiết Viên Thành, là địa chỉ cung cấp yến tươi chưng sẵn chất lượng và giá cả hợp lý, với phương châm sức khỏe khách hàng là sức khỏe của chính mình và người thân. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về yến sào bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn nhé!

X
Top